Tìm kiếm tin tức
Liên kết website
Sở, Ban, Ngành
UBND Huyện, Thị xã, Thành phố
Tăng cường thực hiện các giải pháp hạn chế đốt rơm rạ sau thu hoạch lúa trên địa bàn tỉnh
Ngày cập nhật 16/08/2024

(CTTĐT) - Ngày 14/8, UBND tỉnh đã có công văn số 8630/UBND-CT về việc hạn chế đốt rơm rạ sau thu hoạch trong vụ Hè thu 2023-2024 trên địa bàn tỉnh.

Vụ Hè Thu 2023-2024 chuẩn bị đến giai đoạn thu hoạch; để giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường, gây mất an toàn giao thông do việc đốt rơm rạ gây ra, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các đơn vị, địa phương thực hiện nghiêm túc các nội dung sau:

1. UBND các huyện, thị xã và thành phố Huế

- Tiếp tục tăng cường thực hiện các giải pháp hạn chế đốt rơm rạ sau thu hoạch lúa trên địa bàn theo nội dung Chỉ thị số 11/CT-UBND ngày 17/4/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh. Giao trách nhiệm cho Chủ tịch UBND cấp xã chịu trách nhiệm trực tiếp nếu để xảy ra tình trạng đốt rơm rạ sau thu hoạch lúa xảy ra trên địa bàn.  

- Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông thiết lập đường dây nóng và triển khai ứng dụng Hue-S để tiếp nhận phản ánh của các cá nhân, tổ chức về tình trạng đốt rơm rạ trên đồng ruộng để kịp thời có biện pháp xử lý.

- Căn cứ theo hướng dẫn của Sở Tài nguyên và Môi trường tại Công văn số 1576/STNMT ngày 10/5/2023 về hướng dẫn xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi đốt rơm, rạ sau thu hoạch và Công văn số 1257/STNMT-MT ngày 02/5/2024 về xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi đốt rơm, rạ sau thu hoạch để chỉ đạo các lực lượng chức năng thường xuyên kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp đốt rơm rạ trên đồng ruộng, trên đường giao thông, gây cản trở và làm mất an toàn giao thông theo thẩm quyền.

- Trên cơ sở Công văn số 5711/STNMT-MT ngày 08/9/2023 của Sở Tài nguyên và Môi trường về việc ứng dụng kết quả nghiên cứu đề tài KH&CN cấp tỉnh “Xây dựng mô hình nông hộ sản xuất than sinh học (biochar) từ phụ phẩm nông nghiệp và ứng dụng trong canh tác cây trồng tại tỉnh Thừa Thiên Huế” đẩy mạnh công tác truyền thông, phổ biến về tác hại đốt rơm rạ trên đồng ruộng để người dân biết và tự giác chấp hành.

Tuyên truyền đến các hộ dân có hoạt động canh tác nông nghiệp áp dụng sản xuất than sinh học từ phụ phẩm nông nghiệp, hạn chế xử lý bằng phương pháp đốt sau thu hoạch nhằm bảo vệ môi trường và cảnh quan trên địa bàn. Lồng ghép việc tuyên truyền và thực hiện nội dung kết quả của đề tài trong xây dựng nông thôn mới, xem đây là một trong những giải pháp giảm thiểu đốt rơm, rạ sau thu hoạch nhằm hạn chế ô nhiễm không khí, bảo vệ môi trường

2. Sở Tài nguyên và Môi trường tiếp tục triển khai công tác quan trắc hiện trạng môi trường tỉnh, thường xuyên rà soát cập nhập số liệu quan trắc (trong đó có số liệu quan trắc từ trạm quan trắc tự động, liên tục không khí xung quanh trên địa bàn thành phố Huế), trường hợp có biến động số liệu theo chiều hướng xấu phải kịp thời đề xuất giải pháp và báo cáo UBND tỉnh.

3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các địa phương hỗ trợ việc áp dụng cơ giới hóa (máy cuộn rơm,…) trong thu gom vận chuyển rơm, rạ. Khuyến cáo người dân ứng dụng các chế phẩm sinh học xử lý rơm rạ sau thu hoạch thành phân bón hữu cơ phục vụ nông nghiệp, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

4. Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh trong việc để người dân đốt rơm rạ sau thu hoạch.

Tập tin đính kèm:
Các tin khác
Xem tin theo ngày  

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Thống kê truy cập
Truy cập tổng 1.212.004
Truy cập hiện tại 489