Theo đó, Ngân hàng Nhà nước công bố danh mục các văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ bao gồm:
- Nghị định số 159/2003/NĐ-CP của Chính phủ về cung ứng và sử dụng séc;
- Nghị định số 116/2013/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng, chống rửa tiền;
- Nghị định số 87/2019/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 116/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống rửa tiền;
- Quyết định số 130/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc bảo vệ tiền Việt Nam;
- Quyết định số 20/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định mức giá trị của giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo...
Danh mục các văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực, ngưng hiệu lực một phần bao gồm:
- Nghị định số 89/2016/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định điều kiện đối với hoạt động đại lý đổi ngoại tệ, hoạt động cung ứng dịch vụ nhận và chi, trả ngoại tệ của tổ chức kinh tế;
- Nghị định số 88/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng;
- Nghị định số 143/2021/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 88/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng;
- Quyết định số 140/2000/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý tiền của nước có chung biến giới tại Khu vực biên giới và Khu vực kinh tế cửa khẩu Việt Nam...
Quyết định 153/QĐ-NHNN có hiệu lực từ ngày ký.