Tìm kiếm tin tức
Liên kết website
Sở, Ban, Ngành
UBND Huyện, Thị xã, Thành phố
Đổi mới nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật theo tinh thần, nội dung Kết luận số 80-KL/TW của Ban Bí thư và xây dựng mô hình phổ biến, giáo dục pháp luật hiệu quả
Ngày cập nhật 04/01/2021

Ngày 15 tháng 12 năm 2020, Hội đồng Phối hợp Phổ biến giáo dục pháp luật Trung ương (Hội đồng) đã tổ chức Hội nghị trực tuyến triển khai Quyết định số 1521/QĐ-TTg ngày 6/10/2020 của Thủ tướng Chính phủ và xây dựng mô hình phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) hiệu quả tại các Bộ, ngành, địa phương. Hội nghị do Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Cao Huy, Phó Trưởng Ban Dân vận Trung ương Nguyễn Lam đồng chủ trì.

 Tại điểm cầu Thừa Thiên Huế, có sự tham dự của đại diện Văn phòng Tỉnh ủy, các Ban thuộc Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh, các thành viên Hội đồng Phối hợp PBGDPL tỉnh, đại diện lãnh đạo Công an tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, Phòng Tư pháp các huyện, thị xã, thành phố Huế và Công chức Tư pháp – Hộ tịch một số xã, phường, thị trấn. Đồng chí Đào Chuẩn – Giám đốc Sở Tư pháp, Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng Phối hợp PBGDPL chủ trì.

Đổi mới nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật theo tinh thần, nội dung Kết luận số 80-KL/TW của Ban Bí thư TW và Quyết định số 1521/QĐ-TTg ngày 06/10/2020 củaThủ tướng Chính phủ

Hội nghị đã triển khai những nội dung cơ bản và giải pháp đổi mới công tác PBGDPL theo tinh thần, nội dung Kết luận số 80-KL/TW của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân (Kết luận số 80-KL/TW) và Quyết định số 1521/QĐ-TTg ngày 06/10/2020 củaThủ tướng Chính phủ. Theo đó, tiếp tục khẳng định PBGDPL là một bộ phận của công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cũng như vai trò nòng cốt của Nhà nước trong công tác PBGDPL, thể hiện sự nhất quán trong định hướng, lãnh đạo, chỉ đạo, tạo điều kiện tổ chức thực hiện PBGDPL. Kết luận đã bổ sung quy định về việc đa dạng hoá, huy động mạnh mẽ các nguồn lực trong xã hội tham gia công tác PBGDPL, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức xã hội và toàn thể người dân tham gia. Một điểm mới quan trọng thể hiện sự thay đổi trong tư duy, quan điểm về công tác PBGDPL trong Kết luận số 80-KL/TW là chủ trương kết hợp chặt chẽ công tác PBGDPL với xây dựng, tổ chức thi hành pháp luật.

Về thể chế, các địa phương rà soát các quy định pháp luật liên quan đến công tác PBGDPL nói chung, quy định pháp luật về kinh phí cho công tác PBGDPL nói riêng để ban hành theo thẩm quyền hoặc tham mưu cơ quan có thẩm quyền ban hành mới, sửa đổi, bổ sung, thay thế đáp ứng yêu cầu của Kết luận số 80-KL/TW, các văn bản của Đảng, Nhà nước và thực tiễn; tổ chức tổng kết 10 năm thi hành Luật PBGDPL năm 2012, trên cơ sở đó nghiên cứu, đề xuất, kiến nghị sửa đổi, bổ sung Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật và các văn bản pháp luật có liên quan nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác PBGDPL.

Tiếp tục rà soát đội ngũ báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật theo hướng chuyên sâu, chuyên nghiệp, chỉ công nhận, duy trì hoạt động đối với báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật thực sự có năng lực và hoạt động thực chất. Xây dựng chính sách hỗ trợđể thu hút đội ngũ chuyên gia pháp luật tham gia PBGDPL cho Nhân dân, hướng tới coi đây là lực lượng nòng cốt để thực hiện công tác này. Đồng thời thực hiện chính sách ưu tiên sử dụng người biết tiếng dân tộc thiểu số, người có uy tín trong cộng đồng dân cư, già làng, trưởng bản, chức sắc, chức việc trong các tôn giáo ở vùng dân tộc thiểu số tham gia công tác PBGDPL. Kiện toàn tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội đồng phối hợp PBGDPL các cấp.

Công tác PBGDPL được triển khai toàn diện, rộng khắp, nhưng có trọng tâm, trọng điểm theo hướng ưu tiênnguồn lực PBGDPL cho các nhóm đối tượng đặc thù, yếu thế, dân tộc thiểu số, các địa bàn miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn. Nội dung PBGDPL cần bám sát thực tiễn cuộc sống và đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, quản lý xã hội trong từng giai đoạn, địa bàn, đối tượng cụ thể. Công tác PBGDPL trong thời gian tới hướng mạnh về cơ sở.

Đổi mới hình thức PBGDPL theo hướng đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin, kỹ thuật số, mạng xã hội trong công tác PBGDPL gắn kết chặt chẽ với việc thực hiện hiệu quả Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác PBGDPL giai đoạn 2019 - 2021”, trong đó có PBGDPL trên Cổng/Trang Thông tin điện tử; xây dựng và phát triển ứng dụng PBGDPL trên thiết bị di động; thi tìm hiểu pháp luật, tập huấn pháp luật trực tuyến; nghiên cứu, ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong PBGDPL… để phù hợp với bối cảnh công nghệ thông tin đang phát triển với những thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0; xây dựng và vận hành Chính phủ điện tử.

Nội dung, hình thức PBGDPL theo hướng lấy người dân làm trung tâm; tổ chức đối thoại chính sách pháp luật, giải đáp pháp luật và các vướng mắc phổ biến trong áp dụng pháp luật về các lĩnh vực, phạm vi bộ, ngành quản lý cho Nhân dân bằng các hình thức phù hợp; tăng cường và phát huy vai trò của các cơ quan báo chí, xuất bản, các phương tiện thông tin đại chúng tham gia PBGDPL; chú trọng hoạt động tư vấn, giải đáp, đối thoại chính sách pháp luật và bố trí vào các khung giờ thu hút đông đảo khán, thính giả; tổ chức các đợt cao điểm phổ biến, truyền thông về lĩnh vực pháp luật quan trọng, được xã hội quan tâm.

Bên cạnh đó,Kết luận yêu cầu việctăng cường các hoạt động đối thoại, giải đáp pháp luật đểnâng cao hiệu quả PBGDPL, tạo cầu nối giúp Nhà nước xích lại gần hơn với người dân và doanh nghiệp;

Trong thời gian tới, cần xác định kết quả triển khai công tác PBGDPL là một trong những tiêu chí đánh giá việc hoàn thành nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị, địa phương, nhất là người đứng đầu; xây dựng và tổ chức thực hiện Đề án đánh giá hiệu quả công tác PBGDPL theo hướng lượng hoá các kết quả đầu ra cụ thể.

Xây dựng mô hình PBGDPL

Theo Báo cáo của Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp, hiện nay, chưa có nghiên cứu cụ thể nào phân tích, nhận diện để làm rõ khái niệm mô hình phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), cả trên phương diện lý luận và thực tiễn. Ở góc độ chung nhất có thể hiểu mô hình PBGDPL là những phương thức (cách thức) triển khai các hoạt động PBGDPL cụ thể trong điều kiện, hoàn cảnh cụ thể để đạt được mục tiêu của PBGDPL hướng tới là bảo đảm thực hiện dầy đủ quyền được thông tin về pháp luật của công dân, giúp mỗi người đều có được tri thức hiểu biết đúng đắn về Nhà nước và pháp luật, góp phần xây dựng hành vi ứng xử phù hợp với pháp luật của mỗi cá nhân công dân.

Khi xây dựng một mô hình PBGDPL bảo đảm hiệu quả, thường chú trọng đến các vấn đề như: nhóm đối tượng hoạt động PBGDPL hướng đến; đặc trưng của nhóm đối tượng; những hoạt động chủ thể cần phải triển khai; cách thức triển khai các hoạt động đó trên cơ sở những điều kiện, nguồn lực bảo đảm cụ thể (kinh phí, cơ sở vật chất, nguồn nhân lực) để đạt được mục tiêu đã đề ra. Qua nghiên cứu về hiệu quả của các mô hình nói chung cho thấy mô hình PBGDPL được coi là có hiệu quả khi đáp ứng được các tiêu chí cơ bản sau đây: tính kinh tế; tính lan toả; tính khả thi; có khả năng nhân rộng; tính đại chúng; tính bền vững.  

Qua thực tiễn triển khai công tác PBGDPL, có nhiều mô hình, cách làm mới đã được xây dựng, triển khai thực hiện mang lại hiệu quả thiết thực. Bên cạnh các hình thức PBGDPL quen thuộc, được duy trì và sử dụng rộng rãi thì hiện nay xuất hiện ngày càng nhiều các mô hình, cách làm sáng tạo trong PBGDPL phù hợp với từng nhóm đối tượng, tình hình thực tế của các đơn vị, địa phương, qua đó “mềm hóa” các văn bản pháp luật vốn được xem là khô khan nhằm giúp người dân thuận tiện tiếp cận, góp phần nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật trong đời sống, điển hình như: Ban hành văn bản, chính sách để tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, hội đồng nhân dân, chính quyền để giải quyết các vấn đề của địa phương, trong đó có bảo đảm nguồn lực cho công tác PBGDPL; tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật; tổ chức Hội nghị, Hội thảo, Tọa đàm gắn với công tác xây dựng, thi hành và bảo vệ pháp luật, qua đó nâng cao nhận thức của các chủ thể tham gia tri thức hiểu biết về các chủ đề mà Hội nghị, Hội thảo, Tọa đàm hướng đến; tổ chức Ngày Hội pháp luật, ngày Hội an toàn giao thông; tổ chức các hoạt động đối thoại chính sách, pháp luật giữa cơ quan nhà nước với người dân, doanh nghiệp; tổ chức các chuyên trang, chuyên mục, xây dựng các chương trình, phóng sự về PBGDPL trên sóng phát thanh - truyền hình, cổng thông tin điện tử, tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh cơ sở; ứng dụng công nghệ thông tin trong PBGDPL.

Để phát huy đầy đủ vai trò, ý nghĩa của các mô hình PBGDPL hiệu quả, trong thời gian tới chú trọng một số giải pháp chủ yếu sau đây: tiếp tục quán triệt, phổ biến nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và toàn xã hội về vị trí, vai trò, ý nghĩa của Hiến pháp và pháp luật trong quản lý đất nước, phát triển xã hội, bám sát theo nội dung, tinh thần Kết luận số 80-KL/TW của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW cũng như Quyết định số 1521/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Tiếp tục đổi mới, đa dạng nội dung, hình thức tổ chức thực hiện Ngày Pháp luật gắn với đổi mới nội dung, hình thức triển khai công tác PBGDPL, tránh phô trương, hình thức để đây thực sự trở thành công việc thường xuyên, hàng ngày của mỗi người. Phát huy đầy đủ vai trò tư vấn định hướng trong lãnh đạo, chỉ đạo triển khai xây dựng các mô hình PBGDPL gắn với triển khai nhiệm vụ công tác PBGDPL của Hội đồng phối hợp PBGDPL các cấp. Tiếp tục phát huy vai trò của các cơ quan báo chí trong thông tin, truyền thông để nâng cao nhận thức của toàn xã hội về vai trò, ý nghĩa của công tác PBGDPL để mỗi người đều tích cực, chủ động tham gia; nâng cao nhận thức pháp luật, tích cực tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội; giám sát việc xây dựng, thi hành và bảo vệ pháp luật. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, kỹ thuật số, tích cực thực hiện các giải pháp chuyển đổi số trong quá trình xây dựng, nhân rộng các mô hình PBGDPL hiệu quả; chú trọng việc lồng ghép trong quá trình triển khai thực hiện để khai thác, sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu tư. Tiếp tục khuyến khích, huy động mọi nguồn lực xã hội tham gia xây dựng, để xuất, nhân rộng các mô hình PBGDPL hiệu quả bảo đảm phù hợp với điều kiện thực tiễn và khả năng cân đối, bố trí các nguồn lực. Đẩy mạnh huy động mọi nguồn lực trong xã hội tham gia vào công tác PBGDPL; phát huy các sáng kiến trong việc triển khai, xây dựng và phát triển các mô hình hiệu quả, thiết thực, tiết kiệm, tạo thành phong trào xã hội rộng lớn để tổ chức thực hiện với sự hỗ trợ của Nhà nước. Tiếp tục khảo sát, đánh giá đối với từng mô hình PBGDPL cụ thể để triển khai thực hiện tốt nhất Luật PBGDPL và các văn bản ướng dẫn thi hành sát với nhu cầu và điều kiện thực tiễn,...

 

Các tin khác
Xem tin theo ngày  

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Thống kê truy cập
Truy cập tổng 1.196.597
Truy cập hiện tại 85