* Đối với diện tích lúa gieo cấy sớm, không bị ngập trắng:
- Thực hiện các biện pháp chăm sóc kịp thời như bón thúc đợt 2, bón hết lượng phân thúc còn lại, chủ yếu là Kali clorua, phun thêm các chất hỗ trợ sinh trưởng, phân qua lá.
- Bám sát đồng ruộng, theo dõi chặt chẽ tình hình phát sinh gây hại của các đối tượng dịch hại như bệnh lùn sọc đen, rầy nâu, rầy lưng trắng, bệnh bạc lá, sâu cuốn lá, sâu đục thân... để có biện pháp phòng trừ kịp thời, hiệu quả.
* Đối với những diện tích lúa vùng trũng ngập nước kéo dài không có khả năng hồi phục (chủ yếu là trà mùa muộn): Cấy lại ngay sau khi nước rút bằng các giống mạ dự phòng hoặc san tỉa từ những chân ruộng mới cấy không bị ảnh hưởng ngập úng. Nếu diện tích bị thiệt hại quá lớn cần khẩn trương bừa san lại ruộng, rút cạn nước và tranh thủ dùng các giống ngắn ngày như TH5, HN6,…
ngâm ủ để sạ lại nếu rút nước kịp thời.
* Đối với những diện tích lúa mùa muộn bị ảnh hưởng nhẹ, cần vệ sinh đồng ruộng, làm cỏ sục bùn và tỉa dặm bổ sung cho lúa để đảm bảo mật độ.
Bón phân giúp lúa hồi phục
Đối với những diện tích lúa bị ngập úng sau khi rút nước, sử dụng phân bón có tác dụng kích thích rễ mới ra, làm giảm ngộ độc phèn, ngộ độc hữu cơ trên lúa, giúp cây lúa mau đẻ nhánh.
Sử dụng phân bón gốc (để rải) hoặc phân bón qua lá (để phun).
Kiểm tra sau khi phun từ 4-5 ngày, nếu rễ mới chưa ra thì phun (bón phân) lần 2.
Khi bón phân từ 7 - 10 ngày, thấy cây lúa ra thêm được lá non, gốc lúa ra nhiều rễ mới màu trắng thì bón thúc phân hóa học. Sử dụng các loại phân dễ hòa tan, dễ hấp thu như phân lân (DAP), đạm (urê), trộn với phân có chứa kali… để giúp cây lúa hồi phục nhanh, đẻ nhánh khỏe. Khi lúa đẻ nhánh rộ thì dặm sớm để tăng số chồi hữu hiệu, tăng số bông, tăng năng suất lúa.
Lưu ý: Tuyệt đối không bón đạm hay phân hỗn hợp NPK ngay sau khi nước rút. Xử lý các loại phân bón lá, nếu thấy lúa ra lá non và rễ mới thì mới bón phân trở lại.
- Theo dõi phòng trừ ốc bươu vàng (nếu có).