Tìm kiếm tin tức
Liên kết website
Sở, Ban, Ngành
UBND Huyện, Thị xã, Thành phố
VẤN ĐỀ XÂM HẠI TÌNH DỤC ĐỐI VỚI TRẺ EM HIỆN NAY
Ngày cập nhật 16/02/2023

Vấn đề xâm hại tình dục ở trẻ em hiện nay và sự cần thiết của hoạt động tham vấn tâm lý tại trường học

Trẻ em bị xâm hại tình dục là một trong những nhóm trẻ có hoàn cảnh đặc biệt được quy định trong Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 và là đối tượng cần sự bảo vệ của toàn xã hội. Các em cần có môi trường an toàn để vui chơi, học tập ngay tại chính gia đình, trường học của mình. Sự can thiệp của những nhân viên tư vấn tâm lý, nhân viên công tác xã hội trường học làm việc tại phòng tham vấn học đường  nhằm đảm bảo cho các em được sống trong một môi trường an toàn, lành mạnh cũng như cải thiện các mối quan hệ của trẻ. Thực tiễn hiện nay, nhóm trẻ bị xâm hại tình dục ngày càng diễn biến phức tạp cả về quy mô và cách thức thực hiện. Xâm hại tình dục trẻ em đang là vấn nạn trên toàn Việt Nam, hậu quả mà các em phải gánh chịu có thể có những tổn thất về sức khỏe thể chất và tinh thần, làm giảm khả năng học tập, hòa nhập xã hội và thậm chí có thể hủy hoại các em, ảnh hưởng đến việc trở thành con người tốt, trở thành cha mẹ tốt trong tương lai. Trong nhiều năm qua, Nhà nước ta đã có nhiều biện pháp để phòng chống, giảm thiểu và nhằm đẩy lùi hiện tượng xâm hại tình dục trẻ em. Tuy nhiên công tác bảo vệ trẻ em hiện nay còn gặp phải những rào cản, khó khăn như: Khâu phát hiện và báo cáo số vụ xâm hại trẻ em còn chưa kịp thời, Luật pháp về bảo vệ trẻ em còn nhiều khoảng trống, thiếu cụ thể, mô hình trợ giúp thiếu tính chuyên nghiệp. Vì vậy, vấn đề trẻ em bị xâm hại tình dục cần phải huy động sự tham gia của toàn xã hội. Trong đó ở giai đoạn hiện nay rất cần thiết đến mô hình trợ giúp của phòng tham vấn học đường, bởi những nhân viên tư vấn tâm lý và nhân viên công tác xã hội làm việc tại phòng tham vấn học đường sẽ là người thực hiện nhiệm vụ phòng, chống và can thiệp trực tiếp đối với những trường hợp trẻ em bị xâm hại tình dục tại môi trường học đường.

 * Nội dung

- Khái niệm cơ bản: Định nghĩa về lạm dụng (xâm hại/ ngược đãi) trẻ em của Tổ chức y tế thế giới: “ Tất cả các hình thức ngược đãi về tình cảm hoặc than thể, lạm dụng tình dục, sao nhãng hoặc đối xử lơ đãng hoặc khai thác vì mục đích thương mại hoặc khai thác dẫn đến tổn hại hoặc có nguy cơ dẫn đến tổn hại tới sức khỏe, sự sống còn, sự phát triển hoặc nhân phẩm của trẻ trong bối cảnh có liên quan đến trách nhiệm, sự tin cậy hoặc quyền lực”. Xâm hai trẻ em hay ngược đãi trẻ em là tất cả những hình thức đối xử tồi tệ về tình cảm hay thể chất, xâm hại tình dục, sao nhãng, đối xử không đúng mức hoặc bóc lột vì mục đích thương mại hay các mục đích khác gây ra tổn hại thực tế hay tiềm ẩn đối với sự phát triển, sự sống còn, sức khỏe hay nhân phẩm của trẻ khi xét về trách nhiệm, lòng tin hay quyền hành.

            Khái niệm “Xâm hại trẻ em” của Liên Hiệp Quốc:

“Xâm hại trẻ em hay ngược đãi là tất cả các hình thức đối xử tồi tệ về mặt tình cảm hay thể chất, xâm hại tình dục hay các mục đích khác gây ra tổn hại thực tế hay tiềm ẩn đối với sự phát triển, sự sống còn, sức khỏe hay nhân phẩm của trẻ khi xét về trách nhiệm, lòng tin hay quyền hành.

Trên khắp thế giới, có bốn hình thức xâm hại được thừa nhận bao gồm: Xâm hại thể xác, xâm hại tình dục, xâm hại tâm lý/tình cảm và Sao nhãng. Tuy nhiên, ở mỗi quốc gia khác nhau, do những đặc trưng về lịch sử, chính trị, văn hóa và xã hội có những cách phân chia phù hợp hơn. Tại Việt Nam có các hình thức xâm hại phổ biến:

  1. Xâm hại (trừng phạt) thân thể
  2. Xâm hại tâm lý/tình cảm
  3. Xâm hại tình dục
  4. Chứng kiến bạo lực gia đình
  5. Sao nhãng
  6. Buôn bán trẻ em
  7. Lao động trẻ em

Trong phạm vi bài viết này, tác giả chỉ đề cấp đến khái niệm xâm hại tình dục trẻ em và mô hình can thiệp của phòng tham vấn học đường với đối với một trong những hình thức xâm hại trẻ em có diễn biến phức tạp và phổ biến trong giai đoạn hiện nay tại Việt Nam đó là trẻ em bị xâm hại tình dục (xâm hại tình dục trẻ em).

*Vấn đề xâm hại tình dục trẻ em hiện nay tại Việt Nam: Ở Việt Nam, số liệu thống kê về bản chất và mức độ xâm hại tình dục trẻ em vẫn chưa đầy đủ. Theo số liệu báo cáo của các cơ quan chức năng trong những năm gần đây có xu hướng gia tăng. Tình trạng gia tăng số vụ xâm hại tình dục trẻ em trai cũng trở thành vấn đề nghiêm trọng nhưng cho đến nay không được đưa vào báo cáo. Theo thống kê của Bộ Công an, gần 6.200 vụ xâm hại tình dục trẻ em được phát hiện trong giai đoạn 2011-2015 và 645 vụ được phát hiện trong 6 tháng đầu năm 2016 nhưng con số thực tế còn lớn hơn rất nhiều. Thực tế chỉ ra rằng khoảng 97% số vụ được phát hiện những kẻ xâm hại tình dục có quen biết với nạn nhân.

Qua nghiên cứu cho thấy, mọi trẻ trong cộng đồng đều có nguy cơ bị xâm hại tình dục kể cả những trẻ sống trong gia đình nghèo hay gia đình khá giả. Không những trẻ em gái mà trẻ em là nam giới cũng có thể trở thành nạn nhân bị xâm hại tình dục. Đáng nói, sau khi bị xâm hại nạn nhân thường không hoặc không dám kể về những gì đã diễn ra với chúng. Hầu hết những người xâm hại tình dục là nam giới và hầu hết các trẻ bị xâm hại bởi người quen biết, như họ hàng, bạn của gia đình, hoặc hàng xóm… Đôi khi việc xâm hại này diễn ra trong một thời gian dài, thậm chí kéo dài nhiều năm. Thủ đoạn phổ biến của các đối tượng là lợi dụng sự tin tưởng hay sức ảnh hưởng của mình hoặc dùng “lòng tốt” (cho quà, bao ăn uống…) nhằm dụ dỗ, đe doạ để thực hiện hành vi xâm hại tình dục đối với trẻ.

Trẻ em có thể gặp phải nguy cơ bị xâm hại tình dục ở bất cứ đâu, trên sân chơi, ở trường học hay thậm chí ở trong chính ngôi nhà của mình. Nạn nhân của các vụ xâm hại tình dục trẻ em phần lớn là dưới 16 tuổi. Nhiều em còn chưa đến tuổi đi học, thậm chí có em mười mấy tháng tuổi đã trở thành nạn nhân của những kẻ đi xâm hại. Thủ phạm xâm hại tình dục trẻ em cũng có nhiều dạng: Có kẻ mới 14-15 tuổi nhưng có kẻ đã ngoài 60 tuổi. Thậm chí trong gia đình trẻ bị xâm hại tình dục bởi bố đẻ và ông nội trong nhiều năm tại….vụ việc gây chấn động dư luận trong thời gian qua bị phát giác. Kẻ xâm hại tình dục cũng có khi chính là thầy giáo của trẻ- người mà hầu như cha mẹ gửi gắm hoàn toàn sự tôn kính và tin tưởng tuyệt đối, như sự việc tại một trường tiểu học đã được báo chí phát giác.

Xâm hại tình dục trẻ em không chỉ gây ra cho các em vêt sẹo trên thân thể, mà trẻ còn phải chịu những vết thương lớn về mặt tinh thần. Hành vi của những kẻ xâm hại có thể ảnh hưởng đến suốt cuộc đời đứa trẻ thậm chí làm các em bị rối loạn tâm thấn, rối loạn hành vi. Bên cạnh đó do tình dục không an toàn, hậu quả có thể để lại việc mang thai ngoài ý muốn, các bệnh lây truyền về tình dục, các rối loạn tình dục khi trưởng thành. Theo thống kê của Liên Hiệp quốc thì tỉ lệ người bị xâm hại tình dục thời thơ ấu gặp các trục trặc về tình dục cao hơn nhóm khác 90% biểu hiện ở sự suy giảm ở khả năng tình dục, có xu hướng tình dục đồng giới, và có trường hợp trở thành người mại dâm chuyên nghiệp hay quan hệ tình dục bừa bãi.

Xâm hại tình dục trẻ em trong những năm gần đây tại Việt Nam trở thành một trong những vấn đề nhức nhối đối với toàn xã hội trong công cuộc bảo vệ trẻ em. Hậu quả của vấn đề này hết sức nghiêm trọng cả về thể chất và tính thần đối với trẻ em- thế hệ tương lai của đất nước. Nhà nước và các ban ngành chức năng, truyền thông báo chí cũng đã có những hành động, chương trình cụ thể để ngăn ngừa, giảm thiểu tình trạng này. Tuy nhiên đến nay, tình trạng xâm hại tình dục trẻ em vẫn có những diễn biến phức tạp và nghiêm trọng; công tác bảo vệ trẻ em khỏi tình trạng xâm hại tình dục vẫn gặp phải nhiều khó khăn, rào cản.

* Nguyên nhân làm gia tăng thực trạng trẻ em bị xâm hại tình dục:    Có thể xuất phát từ chính gia đình hoặc cộng đồng xã hội trong việc quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục các em

            Thứ nhất, đối với gia đình, trong đó nói đến vai trò của cha mẹ, người chăm sóc trẻ em thiếu nhận thức về nguy cơ, thiếu kỹ năng phòng ngừa, kỹ năng giải quyết về pháp lý, kỹ năng chăm sóc và phục hồi cho trẻ bị xâm hại tình dục về thể chất và tâm lý. Phấn lớn các trường hợp gọi đến đường dây tư vấn tâm lý đều chậm hơn rất nhiều so với thời điểm trẻ bị xâm hại. Điều đáng chú ý là đa số những vụ xâm hại tình dục trẻ em đều xảy ra ở địa bàn nông thôn vùng sâu, vùng xa, cha mẹ của các nạn nhân chủ quan ít để ý đến con em mình. Những kẻ phạm tội thường có quan hệ láng giềng với người bị hại. Những nạn nhân còn nhỏ, bị ảnh hưởng rất nghiêm trọng về thể chất và tinh thần. khi đưa ra xét xử, nạn nhân thường không dám xuất hiện vì sợ nhiều người biết, ảnh hưởng tới danh dự bản thân.

            Thứ hai, đối với bản thân trẻ, sự hạn chế trong nhận thức của trẻ về các hình thức xâm hại tình dục, sự tò mò khám phá về giới tính, sự thiếu kỹ năng phòng ngừa và tố giác người xâm hại…

            Thứ ba, đối với xã hội, hiện tượng xâm hại trẻ em nói chung và xâm hại tình dục nói riêng không phải là điều mới mẻ mà có thể xảy ra ở mọi nơi, mọi lúc và hầu như ai trong số người lớn chúng ta, chủ quan hay khách quan đều biết nhưng thờ ơ hoặc không quan tâm tới vấn đề này. Hoặc công tác truyền thông về xâm hại tình dục trẻ em, đặc biệt là vấn đè gaiso dục giưới tính cũng như giáo dục các em biết cách tự bảo vệ mình còn bị coi nhẹ, chưa chú trọng ngay khi các em đang học mẫu giáo hay tiểu học. Các trường mẫu giáo, tiểu học cũng như các bậc phụ huynh chưa chú tọng giáo dục con biết cách tự bảo vệ mình. Các nhà trường hiện nay chủ yếu chú trọng việc dạy chữ hơn dạy người, do đó trẻ rất yêú kém trong các kỹ năng tự bảo vệ mình trước nguy cơ  bị xâm hại tình dục của người khác về bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em mới chỉ tập trung vào điều chỉnh một số hình thức xâm hại tình dục trẻ em nghiêm trọng như hiếp dâm, cưỡng dâm, buôn bán trẻ em để sử dụng vào mục đích bóc lột tình dục…mà chưa chú tọng điều chỉnh những hình thức xâm hại tình dục trẻ em ít nghiêm trọng hơn như: quấy rối tình dục, dâm ô trẻ em…Thêm vào đó về cơ bản, pháp luật mới chỉ chú ý phòng ngừa tình trạng xâm hại tình dục trẻ em xảy ra trong môi trường gia đình chứ chưa chú ý đến phòng ngừa tình trạng này xảy ra ở các môi trường khác như ở nhà trường, ở nơi chăm sóc thay thế, nơi làm việc và trong môi trường tố tụng.

*Hoạt động tham vấn học đường góp phần bảo vệ trẻ em trước nguy cơ bị xâm hại tình dục

Tâm lý học đường trong các trường học Việt Nam có các chức năng chính: Hỗ trợ giáo viên, cán bộ quản lý, cha mẹ học sinh trong việc vận dụng kiến thức tâm lý học và giáo dục học để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, để dự phòng, từ đó ngăn chặn sự phát triển không lành mạnh về sức khỏe tinh thần ở học sinh; Trực tiếp tìm hiểu, can thiệp sớm với những trường hợp mới chớm có dấu hiệu rối nhiễu; là cầu nối hỗ trợ cha mẹ học sinh, chuyển học sinh đến những cơ sở trị liệu chuyên biệt hơn nếu cần thiết; Cung cấp thông tin hướng nghiệp và tư vấn hướng nghiệp cho học sinh. Ở Việt Nam, ngoài hoạt động hướng nghiệp do các đơn vị ngoài nhà trường tổ chức (các hội, đoàn, doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ...), trong trường học, giáo dục hướng nghiệp mới chỉ được lên chương trình cho học sinh THPT. Công việc này được các trường giao cho giáo viên chủ nhiệm thực hiện ngoài giờ lên lớp. Về cơ bản, các trường không làm được gì hơn là đưa học sinh đến các trung tâm kinh tế tổng hợp để học nghề phổ thông. Nhìn chung, việc tư vấn hướng nghiệp trong trường phổ thông chủ yếu xoay quanh việc giới thiệu các trường đại học và khối thi đại học cho học sinh. 

Nghiên cứu và ứng dụng khoa học tâm lý giáo dục trước hết phải của mỗi nhà trường, chứ không phải độc quyền của Viện Khoa học giáo dục Việt Nam hay các trường Đại học Sư phạm. Tổng kết mô hình các trường học tiên tiến thực chất có chất lượng hiện nay phải đứng vững trên 3 chân kiềng: Xây dựng được đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý tâm huyết, có đủ năng lực sư phạm dám hy sinh, dám cống hiến; Vận dụng được những tiến bộ khoa học tâm lý giáo dục vào thực tiễn giảng dạy, các hoạt động giáo dục của mỗi thầy cô giáo; Tổ chức quản lý nhà trường sao cho có hiệu quả và vì mục tiêu chất lượng, vì sự phát triển bền vững của mỗi học sinh, của mỗi thầy cô giáo trong mỗi nhà trường.

Hình thức phát triển giáo dục theo lối đồng loạt, theo cách áp đặt hoặc chạy theo phong trào, thành tích ảo không còn thích hợp với mô hình trường thế kỷ 21. Phòng tham vấn tâm lý học đường ở mỗi trường học là lực lượng quan trọng trực tiếp giải quyết những vấn đề vướng mắc tâm lý của học sinh một cách chuyên nghiệp và khoa học. Trong nền kinh tế thị trường, xã hội có nhiều biến động tác động đến mỗi cá nhân, mỗi gia đình, tạo ra nhiều áp lực lên thế hệ trẻ. Đặc biệt tỷ lệ các gia đình ly tán ngày một cao, tình trạng giáo dục gia đình đang bị khủng hoảng dẫn đến trẻ bị tự kỷ, bị suy nhược về tinh thần, mất niềm tin, dễ sa đà vào các tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật…Nếu nhà trường không có một lực lượng tháo gỡ kịp thời, những học sinh là nạn nhân không chỉ thuyên giảm, chắc chắn còn lây lan, nâng tỷ lệ trẻ khó giáo dục trong mỗi nhà trường ngày một tăng. Không có bộ phận tâm lý học đường phối hợp các lực lượng giáo dục một cách chuyên nghiệp, khoa học, chúng ta không thể tiến hành phòng chống có hiệu quả trong học sinh.

Thứ nữa, văn phòng tham vấn tâm lý học đường còn có một nhiệm vụ hướng nghiệp cho học sinh, nhất là với học sinh THCS, THPT, giáo dục Việt Nam đang chuyển hướng sang rèn phẩm chất năng lực và định hướng nghề nghiệp cho học sinh mà không có lực lượng chuyên trách để làm thì định hướng đó không khả thi.

Trong khi đó, tại trường học, ở tất cả các cấp học từ mầm non đến phổ thông, những vấn đề tâm lý ở học sinh ngày càng gia tăng: bạo lực học đường, tự tử, trấn lột, cướp của, giết người..., đặc biệt là tình trạng học sinh trầm cảm, tăng động giảm chú ý, sa sút, khó khăn về nhận thức và học tập. Thế nhưng gần như 100% trường phổ thông hiện nay không cung cấp dịch vụ tâm lý học đường tại chỗ. Có thể nói, toàn bộ hệ thống giáo dục Việt Nam hiện nay đang phát triển lệch, chỉ lo dạy chữ, dạy kiến thức. Các nhà trường đều có phần xa rời khoa học phát triển con người, không mấy trường học vận dụng khoa học tâm lý giáo dục để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Do đó, việc các trường phổ thông không mấy chú ý tới tâm lý học đường dường như là điều tất yếu.

Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, từ những vấn nạn học đường đang xảy ra ngày càng nhiều ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển nhân cách của thế hệ mầm non tương lai của đất nước thì một việc làm rất càn thiết và quan quan trong đó là thúc đẩy và phát triển hoạt động tham vấn tâm lý tại trường học đi vào chuyên nghiệp. Tại đây sẽ có một lược lượng các nhân viên tâm lý, công tác xã hội được đào tạo có chuyên môn, phẩm chất, kỹ năng trợ giúp kịp thời các ca xâm hại tình dục trẻ em xảy ra tại trường học đó để góp phần ngăn chặn các nguy cơ cũng như đưa những sự việc đó ra ánh sáng, kẻ xâm hại phải bị trừng trị thích đáng.

          * Hiện nay, công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em nói chung và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt nói riêng ngày càng được quan tâm , biểu hiện là việc hình thành ngày càng nhiều chương trình, tổ chức, cơ quan bảo vệ trẻ em . Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em  cũng ngày càng hoàn thiện hơn. Tuy nhiên vấn nạn xâm hại trẻ em vẫn còn xảy ra phổ biến, có nguy cơ ngày càng tăng cao ở nước ta, đặc biệt hình thức tồn tại của nó thì ngày càng phong phú và khó lường hơn. Tình hình đó đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển tâm lý, thể chất và sự duy trì các chức năng tâm lý, xã hội của trẻ. Nhà nước, gia đình và xã hội cần có biện pháp phối hợp tích cực để ngăn chăn tình trạng xâm hại tình dục trẻ em xảy ra.

Sự quan tâm phòng chống xâm hại tình dục trẻ em không chỉ là nhiệm vụ của các cơ quan chức năng mà thuộc về mọi gia đình, nhà trường và toàn xã hội nói chung trong đó có vai trò của nhân viên tư vấn tâm lý, nhân viên công tác xã hội làm việc trong các phòng tham vấn học đường. Các hoạt động tham vấn tâm lý góp phần đáng kể trong việc bảo vệ trẻ em khỏi những nguy cơ bị xâm hại, tạo ra môi trường học tập, vui chơi lành mạnh tốt nhất cho sự phát triển toàn diện nhân cách ở trẻ. Các tham vấn tâm lý học đường cần đa dạng từ hoạt động đào tạo đến nghiên cứu, ứng dụng và xâu chuỗi lại thành một hoạt động chung nhất về mục tiêu, chương trình. Các nhà quản lý cần làm tốt công tác tuyên truyền cho học sinh, phụ huynh và những người làm công tác giáo dục nhận thức được tính cấp thiết công tác hỗ trợ tâm lý học đường, mà công tác tham vấn học đường là hoạt động cần thiết trong bất cứ một nhà trường phổ thông nào tạo nên chất lượng cuộc sống học sinh và đảm bảo giáo dục toàn diện cho học sinh.

 

Các tin khác
Xem tin theo ngày  

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Thống kê truy cập
Truy cập tổng 1.196.639
Truy cập hiện tại 78